MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRONG ĐO LƯỜNG KHÁN GIẢ TRUYỀN HÌNH

Cập nhật lúc: 01-01-1970 17148

 

TAM: (Television Audience Measurement): Đo lường khán giả truyền hình.

Rating: Tỉ lệ người xem chương trình truyền hình tại một thời điểm nhất định.

Universer: Tổng thể: Bao gồm tất cả các đối tượng được nhắm đến để nghiên cứu và phân tích theo một số đặc điểm xác định (giới hạn địa lý, tuổi, giới tính, học vấn…). 
Ví dụ: Toàn bộ dân số Hà Nội, dân số nam từ 15 đến 50 tuổi thuộc địa bàn Hà Nội, dân số có học vấn Đại học thuộc địa bàn Hồ Chí Minh…

Sample: Mẫu nghiên cứu: Bao gồm các đối tượng được lựa chọn để thực hiện việc nghiên cứu và thu thập thông tin. Thông tin thu thập từ mẫu nghiên cứu được dùng để suy rộng cho toàn bộ tổng thể.

Target Audience: Đối tượng khán giả mà các nhà quảng cáo/các nhà làm chương trình nhắm đến, được xác định một cách cụ thể qua các đặc điểm về giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, người quyết định mua sắm trong gia đình…

  • Fe: Nữ giới
  • Male: Nam giới.
  • Adult:  Khán giả độ tuổi trưởng thành
  • Ind 4+: Khán giả từ 4 tuổi trở lên
  • Male 4+: Khán giả nam từ 4 tuổi trở lên
  • Fe 15-24: Khán giả nữ từ 15 đến 24 tuổi
  • Fe ABCD: Khán giả nữ thuộc thành phần kinh tế A/B/C/D

HUTs: (Households Using Television) :Tỷ lệ hộ gia đình xem truyền hình trong một khung thời gian xác định (có bật TV)

TVR: (TV Rating): Lượng người xem TV trong một khoảng thời gian cụ thể  , TVR có thể được tính theo đơn vị người hoặc %.

AMR: Average minutes rating (hay còn gọi là Rating): Lượng người xem bình quân của một chương trình/kênh trong suốt thời gian phát sóng, AMR (Rating) có thể được tính theo đơn vị người hoặc %.

Reach: Lượng người xem của một chương trình/kênh ít nhất một phút không tính lặp. Reach có thể được tính theo đơn vị người hoặc %.

Share: Thị phần khán giả của một chương trình/kênh so với các chương trình/kênh khác tại cùng một thời điểm phát sóng.

ATV: (Average Time Viewed): Thời gian  trung bình của một người dành để xem một chương trình/kênh cụ thể.

ATS: (Average Time Spent): Thời gian xem trung bình của một người dành cho một chương trình/kênh cụ thể, ATS được tính chỉ trên những khán giả có xem chương trình/kênh xem xét.

COV (Concentration of viewing): Tỉ lệ giữa thị phần của một chương trình/kênh theo một nhóm khách hàng mục tiêu so với thị phần của chương trình/kênh đó theo nhóm khán giả khác.

Frequency: Số lần xem trung bình của một người đối với một chương trình/kênh.

Peak minute: Khoảng thời gian chương trình/khung giờ đạt rating cao nhất.

Average age class: Nhóm tuổi trung bình của khán giả xem chương trình/khung giờ.

Flow in/out: Lượng khán giả phân biệt đã xem n phút trước khi chương trình bắt đầu/sau khi chương trình kết thúc mà không chuyển kênh.

Median age: Giá trị trung vị về độ tuổi của khán giả.

Median social: Giá trị trung vị về thành phần kinh tế của khán giả.

Min0000s/min TVR: Rating thấp nhất của chương trình.

Max 000s/max TVR: Rating cao nhất của chương trình.

Loyalty%: Tỉ lệ khán giả xem truyền hình đạt mức độ thời lượng nào đó với thời lượng chương trình/khung giờ được người dùng thiết lập trên phần mềm báo cáo.

Alpha: Lợi tức đầu tư của một chương trình/khung giờ.

Beta: Tỉ lệ giữa RHS% chương trình/khung giờ một kênh so với RHS của các kênh trong một khung giờ phát sóng.

Cov: Thể hiện mức độ tập trung giữa các nhóm khán giả khác nhau đối với một chương trình/khung giờ.

Sam: Lượng khán giả không chuyển kênh.

Main contributor: Nguồn khán giả chủ yếu cả chương trình/kênh phân tích thu hút đầu tư.

Main Beneficiaries: cho biết đối tượng khán giả rời bỏ kênh chủ yếu bị thu hút bởi chương trình/kênh nào.

DUPL: Lượng khán giả trùng lặp của 2 chương trình.

EXCL: Lượng khán giả không trùng lặp giữa 2 chương trình.

Coverage: Chính là giá trị reach cộng dồn của một chuỗi các chương trình cho biết độ phủ khán giả mà chương trình đó đạt được sau n lần phát sóng.

Profile (ADH): Là tỉ lệ % thể hiện trọng số đại diện của một nhóm khán giả mục tiêu so với toàn bộ tổng thể khán giả.

Format duration: Thời lượng được làm tròn thành các con số là bội số của 5, tính từ thời lượng phát sóng của spot quảng cáo.

Gross rating point (GRP): Là tỉ lệ khán giả đã xem/ tiếp xúc với một quảng cáo trong toàn bộ chiến dịch, tính trên tổng thể dân số mục tiêu.

Cost per GRP: Là chi phí mà chủ quảng cáo phải bỏ ra để đạt được 1 điểm rating.

Cost per 000: Chi phí mà chủ quảng cáo phải bỏ ra để có được 1000 lượt tiếp xúc với quảng cáo.

OTS (opportunities to see): Cho biết số lượng tiếp xúc trung bình của mỗi khán giả mục tiêu với các spot trong chiến dịch quảng cáo.

Gain: Lượng khán giả mà kênh thu hút được từ kênh khác hoặc do khán giả bật ti vi.

Loss: Lượng khán giả mất đi của kênh do rời đến kênh khác hoặc do khán giả tắt ti vi.

Net: Sự chênh lệch giữa khán giả kênh thu hút được so với lượng khán giả kênh mất đi.

Opportunities to see (OTS): Số lượt tiếp xúc trung bình của mỗi khán giả mục tiêu với các spot trong một chiến dịch quảng cáo.

Off Directory: Lượng Hộ gia đình không tiếp nhận dữ liệu

Not Polled: Lượng Hộ gia đình không gửi dữ liệu về

Not to Produce: Lượng Hộ gia đình được tiếp nhận nhưng không đưa vào sản xuất.

Rejected: Lượng Hộ gia đình bị loại sau quá trình lọc dữ liệu.

Intab: Lượng Hộ gia đình có dữ liệu đạt chất lượng để đưa vào sản xuất.

TAM Panel: Là tập hợp bao gồm các Hộ gia đình đủ tiêu chí để làm đại diện.

Weighting: Là gắn trọng số cho các đối tượng trong TAM Panel mẫu nhằm mục đích cân đối lại tính đại diện của TAM Panel theo một số yếu tố nào đó và suy rộng kết quả đo lường trên TAM Pannel ra toàn bộ tổng thể nghiên cứu.

Program: Các chương trình được phát sóng trên truyền hình, bao gồm các chương trình cụ thể trong lịch sử phát sóng, các chương trình được phát để lấp vào chỗ trống và chương trình quảng cáo.

Break (cut quảng cáo): là các đoạn nghỉ giữa chương trình. Break chứa các nội dung quảng cáo: Spot, Promo, CSA, Self-Introduction, Bill-board, Sponsor. Một chương trình có một hoặc nhiều Break. Break luôn nằm trong một chương trình.

TVC (Television Commercial):  (hay còn gọi là spot) là các clip quảng cáo về sản phẩm, thương hiệu, thường có thời lượng 5s, 10s, 15s, 20s hoặc 30s. Spot thường có đủ nhạc, diễn viên, lời đọc. Đây là loại hình quảng cáo phổ biến nhất..

Sponsor: Là clip quảng cáo thường có thời lượng là 5s với nội dung là hình ảnh, slogan của đơn vị quảng cáo đi kèm với thông tin (hân hạnh tài trợ/đồng hành chương trình). Thông tin tài trợ sẽ được MC đọc hoặc ghi rõ trên màn hình..

Billboard: (còn gọi là Hình gạt) là những quảng áo bằng hình có thời lượng từ 3-5s, không có phần lời mà chỉ có hình ảnh và nhạc nền, thường phát sóng báo hiệu đến chương trình quảng cáo hoặc hết chương trình quảng cáo.

Promo: Là hình hiệu của kênh, lịch phát sóng hay clip mang nội dung giới thiệu chương trình sẽ, đang phát trên truyền hình..

CSA (Community Service Announcement)Thông tin công cộng là những thông báo của kênh, những thông báo mang tính chất công cộng, tính chất cá nhân như thông báo mất giấy tờ, lời cảm ơn, tìm người thân… hay những thông tin tuyên truyền...

Self-Introduction: (Tự giới thiệu) là đoạn clip giới thiệu về công ty, doanh nghiệp, quy trình, công nghệ sản xuất (không mang yếu tố quảng cáo như TVC) có thời lượng tối thiểu 1 phút (thường từ 3-5 phút, tùy vào quy định của từng đài). Self-Introdution thường có MC giới thiệu về công năng, tính năng của các sản phẩm.

Popup: Là một dạng quảng cáo có logo và chữ, xuất hiện dưới chân màn hình, có thời lượng 5s hoặc 10s.

Key logo: Là hình thức quảng cáo logo thương hiệu hoặc hình ảnh thương hiệu của các đơn vị hoặc sản phẩm được thiết kế với diện tích quảng cáo bằng 1/8 chiều cao màn hình khi chuong trình đang phát sóng và có thời lượng 5s hoặc 10s.

 

Running Words: (Chữ chạy) là hình thức quảng cáo đưa logo, nội dung, thông điệp của thương hiệu, sản phẩm chạy từ phải sang trái dưới màn mình khi chương trình đang phát sóng. 

 


Các tin tức khác

Hotline Quảng cáo

icon hỗ trợ
Hotline/Zalo/Viber
0937231258
icon hỗ trợ
Hotline 2
0931027169